Internet mang lại bệnh cho bạn về tinh thần

Internet là một phát minh vĩ đại của loài người nhưng nếu sử dụng quá đà có thể gây ra nhiều chứng bệnh tinh thần đáng lo ngại. Sau đây là 8 căn bệnh tinh thần do Internet gây ra mà có lẽ mỗi người chúng ta đều có thể trở thành bệnh nhân nêu không sử dụng hợp lý các thiết bị công nghệ.
Ảo giác điện thoại đang rung
Mắc hội chứng này, bạn luôn cảm giác rằng điện thoại đang reo lên trong túi mình. Bạn đã bao giờ mở điện thoại ra và nhận thấy nó vẫn nằm im lặng không có thông báo hay cuộc gọi, tin nhắn mới? Nếu có, bạn đã bị chứng ảo giác nhẹ. Nhiều người mắc hội chứng ảo giác này.
Theo Tiến sỹ Larry Rosen, tác giả cuốn sách iDisorder, 70% những người tự nhận họ là những người dùng di động “nặng đô” đã báo cáo về những cảm giác điện thoại đang rung trong túi. Tất cả đều do những phản ứng nhầm lẫn xảy ra trong não của chúng ta.
“Chúng ta luôn cảm giác có cái gì rung nhẹ trong túi. Cách đây một vài thập kỷ, chúng ta sẽ nghĩ đó là một vết ngứa nhẹ và chúng ta sẽ gãi”, Tiến sỹ Rosen nói. “Nhưng giờ đây thế giới xã hội của chúng ta gắn liền với chiếc điện thoại nhỏ xíu trong túi. Vì thế, bất kỳ khi nào cảm thấy ngứa, rung nhẹ bên đùi, các dây truyền thần kinh từ não lại gây ra cảm giác lo âu hay niềm vui.
Vì vậy, thay vì đưa tay gãi, chúng ta lại phản ứng như thể nó là một cái gì đó chúng ta phải chú ý đến ngay bây giờ, và chúng ta mở điện thoại ra”.
Nomophobia – hội chứng sợ không có ĐTDĐ
Mắc chứng bệnh tâm thần này, người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng khi không được sử dụng điện thoại. Thuật ngữ “Nomophobia” là từ viết tắt của “no-mobile phobia” (hội chứng sợ không có ĐTDĐ).
Trong khi chứng nghiện điện thoại nghe có vẻ nhẹ thì chứng nomophobia gây rối loạn thần kinh có thể có tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, tình trạng này đã được đưa vào nghiên cứu trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần. Ngoài ra, cũng có một chương trình điều trị chứng nomophobia chuyên dụng tại Trung tâm Phục hồi Morningside ở Newport Beach, California.
Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
Đây là hội chứng mất phương hướng, chóng mặt mà một số người dùng di động cảm thấy khi đang tương tác trong môi trường số.
Phiên bản hệ điều hành iOS mới nhất của Apple từng khiến nhiều người dùng than bị hoa mắt, chóng mặt khi sử dụng. Đó chính là minh chứng rõ ràng nhất về chứng “ốm ảo” đang gia tăng trong cộng đồng sử dụng thiết bị số.
Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn trong môi trường ảo này được gọi là “cybersickness”. Thuật ngữ này đến từ đầu những năm 1990 để miêu tả cảm giác mất phương hướng mà người dùng các hệ thống ảo cảm nhận. Triệu chứng này do não bị ảo giác, đánh lừa vào những chuyển động mà chúng ta thực sự không có.
Trầm cảm vì Facebook
Đây là chứng bệnh trầm cảm do các tương tác xã hội gây ra, đặc biệt là Facebook. Con người là những sinh vật xã hội. Vì vậy, bạn có thể nghĩ rằng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội giúp gia tăng các tương tác xã hội sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc hơn. Trong thực tế, điều ngược lại mới là sự thật.
Nghiên cứu của trường Đại học Michigan cho thấy chứng trầm cảm ở những người trẻ tương ứng trực tiếp với lượng thời gian họ dành cho Facebook. Một nguyên nhân có thể là do mọi người có xu hướng chỉ đăng tin tức chỉ về bản thân trên Facebook, như các kỳ nghỉ, tiệc tùng, vui chơi… Vì vậy, Facebook dễ dàng để lại niềm tin sai lầm rằng tất cả mọi người đang hạnh phúc hơn và thành công hơn bạn.
Bài học rút ra từ nghiên cứu trên là: đừng tin mọi thứ mà bạn bè đăng trên Facebook và hãy sử dụng điện thoại để nói chuyện hoặc gặp gỡ trực tiếp với bạn bè nhiều hơn nữa.
Rối loạn do nghiện Internet 
Rối loạn do nghiện Internet là việc sử dụng Internet quá mức gây trở ngại đến cuộc sống hàng ngày. Thực ra, các thuật ngữ “nghiện” và “rối loạn” đang gây tranh cãi trong cộng đồng y tế, song thực tế việc “bắt buộc” phải sử dụng Internet thường (do không dùng Internet người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu) là một vấn đề lớn hơn, chứ không phải chỉ là một chứng rối loạn.
“Chẩn đoán kéo là một phần của các phương pháp điều trị, vì thế cần tập trung vào các rối loạn khác như trầm cảm, lo lắng, bứt rứt”, Tiến sĩ Kimberly Young cho biết. Tiến sĩ Young đang điều hành các Trung tâm cai nghiện Internet, trong đó xử lý nhiều hình thức cai nghiện Internet như nghiện chơi game trực tuyến, cờ bạc trực tuyến, và nghiện sex trực tuyến.
Nghiện chơi game online
Theo một nghiên cứu năm 2010 được chính phủ Hàn Quốc tài trợ, khoảng 8% dân số trong độ tuổi từ 9 đến 39 hoặc Internet hoặc nghiện chơi game trực tuyến. Hàn Quốc thậm chí còn ban hành một cái gọi là “Luật Cô bé Lọ Lem”, theo đó sẽ cắt quyền truy cập vào trò chơi trực tuyến từ nửa đêm đến 6 giờ sáng với những người sử dụng dưới 16 tuổi trên toàn quốc.
Mặc dù có rất ít số liệu thống kê đáng tin cậy về nghiện game trực tuyến tại Mỹ, số lượng các nhóm trợ giúp nhằm vào các chứng bệnh trực tuyến đã tăng lên trong những năm gần đây. Hiệp hội Tâm thần Mỹ đã quyết định chứng nghiện game trực tuyến phải được đưa vào chủ đề để nghiên cứu và sẽ được đưa vào nhóm các chứng nghiện khác như nghiện đánh bạc.
Hội chứng “cảm giác mắc bệnh”
Hội chứng này có nghĩa là người bệnh tin rằng bạn mắc bệnh khi đọc các tin tức trên Internet. Bạn bị đau đầu? Có thể đó chỉ là cơn đau đầu thông thường. Nhưng, trên Interent nói rằng đau đầu là một trong những triệu chứng của bệnh u não! Vì thế, bạn bắt đầu lo lắng: bạn có thể sắp chết rồi.
Đó là một loại suy nghĩ của những bệnh nhân mắc chứng Cyberchondriacs – một chứng bệnh tinh thần khiến người bệnh lo lắng, nghĩ đến những hậu quả xấu nhất. Một nghiên cứu năm 2008 của Microsoft cho thấy việc tự chẩn đoán trên Internet, đặc biệt là các công cụ tìm kiếm, thường dẫn tới những lo lắng, kết luận về hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.
Bệnh Google
Đây là một loại bệnh mà người bệnh thường lưu ít thông tin hơn vì họ biết rằng tất cả các câu trả lời đều có sẵn chỉ với một vài click. Nhờ có Internet, một người có thể dễ dàng truy cập đến tất cả các thông tin. Và điều này có thể sẽ thay đổi cách bộ não của chúng ta suy nghĩ.
Một số người gọi đây là “Bệnh Google”, khiến não của con người lưu lại ít thông tin hơn. Con người lười biếng hơn, bởi suy nghĩ “tôi không cần nhớ điều này bởi tôi chỉ cần tìm kiếm trên Google là xong”.
Theo tiến sĩ Rosen, “Bệnh Google” không nhất thiết là một điều xấu. Nó có thể là dấu hiệu của sự phát triển xã hội mà kết quả cuối cùng là thông minh hơn, nhiều thông tin hơn. Nhưng nó cũng có thể, mang lại kết quả tiêu cực trong các tình huống nhất định. Ví dụ, một thiếu niên có thể không lưu giữ thông tin cho một thử nghiệm bằng cách giả định rằng kiến thức sẽ được có sẵn.