An ninh mạng đang bị đe dọa

Báo cáo an ninh phiên bản 15, SIRv15 do Microsoft phát hành hôm 29/10 chỉ ra các mối đe dọa được nghiên cứu từ khoảng 1 tỷ hệ thống trên toàn cầu nhằm đưa lại tầm nhìn sâu sắc về việc sử dụng, về những lỗ hổng bảo mật và mã độc để giúp khách hàng quản lý và tránh đi các rủi ro.

Trong nghiên cứu này, báo cáo xem xét các nguy cơ bảo mật mà người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ đối mặt khi sử dụng hệ điều hành và phần mềm không được hỗ trợ, đồng thời cũng xem xét các tác động của việc sử dụng Windows XP, khi việc hỗ trợ và cập nhật bảo mật bị hết hạn vào 8/4/2014.

an ninh mang

Ngoài ra, phương thức mới cũng so sánh tính bảo mật của hệ điều hành hiện đại như Windows 8 với các hệ thống điều hành cũ hơn như Windows XP. Theo StatCounter, Windows XP chiếm khoảng 21% thị phần hệ điều hành toàn cầu hiện nay. Riêng tại Việt Nam, chỉ số này là 48,6% tính đến tháng 9/2013.

Những đe dọa hàng đầu trên toàn cầu với máy tính chạy Windows XP khi hết hỗ trợ được báo cáo chỉ ra như sau:

Sality – Họ mã độc có thể ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng và đồng thời làm giảm đi các thiết lập bảo mật trên máy tính.

Ramnit – mã độc gây lây nhiễm vào các file chạy (exe) của thư mục Windows, các file Microsoft Office  và các tập tin HTML.

Vobfus – Họ các sâu, có thể tải về các mã độc khác lên máy tính và được tải về từ mã độc hoặc bị lây lan phát tán qua các ổ đĩa di động, chẳng hạn như ổ đĩa flash USB.

Báo cáo toàn cầu cũng chỉ ra trong nửa đầu năm 2013, gần 17% các máy tính chạy các bản cập nhật bảo mật thời gian thực của Microsoft từng gặp mã độc. Dù máy cài Windows 8 gặp lượng tương tự mã độc như máy cài Windows XP, nhưng những máy cài Windows XP dễ bị nhiễm mã độc tới hơn sáu lần so với Windows 8 trong thực tế.

Ông Nguyễn Văn Hải, một chuyên gia cao cấp về CNTT của Việt Nam nhận định rằng: “Một khi Windows XP dừng hỗ trợ các cập nhật bảo mật vào ngày 8/4/2014, các rủi ro an ninh liên quan đến việc tiếp tục sử dụng phần mềm lỗi thời sẽ tăng vì các tội phạm mạng sẽ tìm cách khai thác những lỗ hổng mới được phát hiện. Ví dụ, bản Windows XP SP2 hiện thời không còn nhận cập nhật nên trong hai năm nữa, khả năng dễ bị mã độc tấn công của bản Windows XP SP2 sẽ gia tăng 66% so với bản Windows XP SP3, phiên bản sẽ bị kết thúc hỗ trợ vào năm tới”.