Một điều thực tế là tất cả các ổ cứng đều chết, có thể là sau một thời gian sử dụng hay lâu hơn nữa là một vài năm và việc thay thế nó là điều đương nhiên. Thay thế một ổ cứng cũ hỏng hay sử dụng thêm một vài ổ cứng dự phòng để sao lưu dữ liệu song song trong quá trình làm việc, phòng tránh mất dữ liệu như các trung tâm phục hồi dữ liệu hàng đầu khuyên bạn là điều thường xuyên diễn ra. Nhưng với rất nhiều sự lựa chọn ngoài kia, câu hỏi đặt ra là “Bạn nên mua ổ cứng nào?”.
Với thời đại công nghệ phát triển liên tục như hiện nay việc mua sắm ổ cứng đã không quá khó khăn, chỉ với một khoản chi phí trung bình là bạn đã có thể sở hữu nó. Và để bạn không phải lo lắng về việc mua nhầm ổ cứng đồng nghĩa với việc vứt tiền của mình thì bạn có thể cân nhắc những nguyên tắc sau:
1.Chọn ổ cứng HDD hay ổ cứng thể rắn SSD:
Ở thời điểm hiện tại khi quyết định mua ổ lưu trữ dữ liệu, đa số người dùng sẽ đặt câu hỏi là có nên mua ổ cứng thể rắn SSD hay không. Mặc dù SSD phục vụ chức năng tương tự như ổ cứng truyền thống HDD, nhưng nó cũng đi kèm với một vài ưu và nhược điểm.
Ổ cứng SSD là một loại thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ flash thay vì các đĩa các đĩa kim loại như các ổ cứng HDD. Về cơ bản SSD giống như một thiết bị lưu trữ USB lớn hoặc thẻ SD, nhưng nó lại có một số điểm khác biệt: Ưu điểm:
- Thứ nhất: SSD đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn.
- Thứ hai: SSD tiêu thụ ít năng lượng hơn giúp tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ pin của máy tính xách tay.
- Thứ ba: SSD không sử dụng cơ học nên chúng không gây ra tiếng ồn.
Bên cạnh đó ổ cứng SSD cũng có một số nhược điểm.
- Thứ nhất là giá tiền, SSD đắt hơn trên mỗi gigabyte, có nghĩa là chúng có dung lượng lưu trữ dữ liệu nhỏ hơn so với ổ cứng HDD tại 1 mức giá nhất định: ví dụ như với thời điểm hiện tại khoảng 1.500.000 VNĐ bạn có thể sở hữu cho mình 1 ổ cứng HDD dung lượng 1TB nhưng với mức chi phí đó bạn chỉ mua được ổ cứng SSD với dung lượng 240GB.
- Thứ hai là khả năng phục hồi dữ liệu theo ghi nhận của các trung tâm khôi phục dữ liệu của ổ cứng SSD thấp hơn so với ổ cứng HDD do sử dụng chíp nhớ flash.
Do đó nếu bạn mua ổ cứng chủ yếu để sao lưu dữ liệu dài hạn thì hãy sử dụng ổ cứng truyền thống HDD còn nếu ổ cứng để chạy một hệ điều hành và cần tốc độ xử lý dữ liệu cao bạn nên chọn ổ cứng SSD
2.Kích thước và cổng kết nối ổ cứng:
Sau khi đã quyết định lựa chọn giữa ổ cứng HDD và ổ cứng SDD việc tiếp theo là lựa chọn kích thước ổ cứng cho phù hợp.
Ổ cứng có hai yếu tố kích thước là: Ổ cứng 3,5 inch và ổ cứng 2,5 inch. Đối với các ổ cứng HDD, dữ liệu được lưu trữ trên các đĩa kim loại quay, điều đó có nghĩa là để mở rộng dung lượng thì sẽ cần nhiều đĩa hơn, ổ cứngmáy tính để bàn có kích thước 3,5 inch với dung lượng tối đa chung là 16TB trong khi ổ cứng laptop có kích thước 2,5 inch với dung lượng tối đa là 4TB.Còn đối với ổ cứng SSD có kích thước hầu hết là 2.5 inch và được làm mỏng nhẹ hơn vì chúng lưu trữ dữ liệu vào chip nhớ .
Bên cạnh đó, việc lựa chọn cổng kết nối phù hợp cũng là vấn đề quan tâm khi chọn mua ổ cứng. Cả ổ cứng HDD và SSD đều sử dụng cổng kết nối SATA còn nếu bạn đang mua ổ cứng gắn ngoài, nó sẽ kết nối với hệ thống của bạn thông qua cổng USB
3.Thông số kỹ thuật và hiệu suất ổ cứng:
Đọc đến đây thì chắc bạn đã biết nên mua loại ổ cứng nào, đến bây giờ thì nên tìm loại ổ cứng tốt nhất phù hợp với nhu cầu của bạn. Sau đây là một vài yếu tố bạn nên xem xét:
Khả năng lưu trữ: Ổ cứng HDD có đủ kích cỡ, giới hạn ở mức 16TB mỗi ổ do giới hạn vật lý,còn SSD kích cỡ nhỏ hơn nhiều và đạt tới 60TB nhưng mới tiêu dùng hiện tại phải chăng hiếm khi dùng SSD lớn hơn 4TB.
Tốc độ truyền tải: Đối với người tiêu dùng hiệu suất của ổ cứng được xác định bởi nhiều yếu tố nhưng số vòng quay trên mỗi phút (RPM) là yếu tố quan trọng. RPM càng cao có nghĩa là tốc độ truyền dữ liệu đến và đi từ ổ cứng càng nhanh.
Ví dụ: mộ tổ cứng hiện tại có thể được liệt kê là 3.0GB/s và 7200RPM. Giá trị 3.0GB/s đólà tốc độ SATA, mô tả tốc độ tối đa theo lý thuyết của kết nối SATA. Nhưng thực tế là không có ổ cứng nào có thể truyền dữ liệu ở tố độ đó, tuy nhiên ổ 7200RPM sẽ luôn nhanh hơn ổ 5400RPM.
Dung lượng bộ nhớ cache: Khi một ổ cứng cần truyền dữ liệu từ một phần của ổ cứng sang ổ cứng khác nó sử dụng một cùng bộ nhớ nhúng gọi là bộ đệm. Bộ đệm lớn hơn chophép dữ liệu truyền dữ liệu nhanh hơn vì có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn cùng 1 lúc. Ngày nay các ổ cứng có kích thước bộ đệm từ 8MB đến 256MB
Thời gian truy cập: Không có tiêu chuẩn nào để so sánh thời gian truy cập và ngoài ra hầuhết các ổ cứng HDD đều hoạt động ở mức tương tự như hiện nay. Vì vậy không cần lo lắng về chi tiết này.
Tỷ lệ tuổi thọ ổ cứng: Chúng ta đã biết ổ cứng HDD là cơ học nên hao mòn được dự kiến theo thời gian, nhưng không phải tất cả các ổ cứng đều có cùng tốc độ. Một số ổ cứng có tuổi thọ trong vòng vài tháng trong khi các ổ cứng khác có tuổi thọ vượt quá 6 năm, nhưng để tính toán được tuổi thọ của nó là vấn đề khó.
Theo trang StorageReview, SSD có xu hướng tồn tại lâu hơn ( tỉ lệ 2,0 triệu giờ) so với ổ cứng HDD (tỷ lệ 1,5 triệu giờ). Tuy nhiên để lưu trữ dữ liệu lâu dài, bị ngắt kết nối trong nhiều tháng hoặc nhiều năm ổ cứng HDD có độ bền cao hơn nhiều sovới ổ cứng SSD
4. Chi phí của ổ cứng:
Khi lựa chọn mua ổ cứng, bạn sẽ thấy các thiết bị rất giống nhau trên bề mặt nhưng lại có một loạt các mức giá khác nhau. Tùy bạn quyết định yếu tố và tính năng nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, sau đó chọn ổ cứng phù hợp với nhu cầu đó.
5. Ổ cứng ngoài so với ổ cứng trong:
Một yếu tố nữa cần xem xét là ổ cứng này sử dụng cho máy tính để bàn, máy tính xách tay hay để sử dụng bên ngoài và kết nối với các thiết bị khác nhau. Để có thể quyết định bạn có thể xem xét ưu và nhược điểm của từng loại:
Ổ cứng ngoài là thiết bị lưu trữ lý tưởng vì có thể dễ dàng di chuyển. Chúng thường kết nối bằng USB 2.0; 3.0 hoặc 3.1 với tốc độ truyền tối đa lần lượt là 60MB/s, 625MB/s và 1.250MB/s và đương nhiên là USB 3.1 thích hợp hơn nhưng không cần thiết trừ khi bạn truyền dữ liệu hàng giờ qua lại mỗi ngày.
Ổ cứng ngoài hay còn gọi là ổ cứng di động, có thể chia sẻ giữa nhiều máy tính mà tính mà không gặp rắc rối vì chúng sử dụng như USB.
Lưu ý: Bất kỳ ổ cứng nào cũng có thể sử dụng bên trong hoặc bên ngoài. Ổ cứng ngoài có bản chất là các ổ bên trong được đặt trong vỏ bảo vệ.
Nếu đối với bạn tốc độ vô cùng quan trọng và bạn cũng không có nhiều dữ liệu để lưu trữ thì ổ SSD ngoài có thể là lựa chọn tốt
6. Ổ cứng chơi game: Playstation, Xbox, PC.
Việc lựa chọn ổ cứng của bạn có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của trò chơi, do đó chúng tôi luôn khuyên dùng ổ SDD để chơi game. Điều này đúng với PC; Xbox One;Xbox One X; PlayStation 3; Playstation 4, Slim, Pro.. hoặc bất kỳ máy chơi game mới nào. Vì tốc độ của ổ SSD vượt xa tốc độ của ổ cứng HDD, trò chơi sẽ khởi động nhanh hơn và tải nhanh hơn nhiều giữa các cấp độ, giai đoạn.. Một điều nữa là khi chọn ổ cứng bạn phải bám sát các thông số thiết bị.
Lời kết: Đến đây thì bạn đã biết tất cả những gì cần biết về việc mua một ổ cứng mới. Tuy nhiên sau khi mua hay nhớ bảo vệ ổ cứng của bạn đúng cách và giữ sạch sẽ để kéo dài tuổi thọ cho ổ cứng tránh trường hợp đáng tiếc phải khôi phục dữ liệu.
Chúc các bạn lựa chọn thành công.!!!