BIOS là trình quản lý các nhóm lệnh quan trọng của mainboard máy tính, cho phép điều chỉnh một vài thông số của máy. Để vào BIOS, bạn không cần là một kỹ thuật viên hay chuyên gia về máy tính. Cùng xem những cách nào để vào BIOS nhanh chóng, cụ thể cho các dòng laptop, PC hiện nay.

Hướng dẫn cách vào BIOS theo phiên bản Windows

BIOS chứa những nhóm lệnh được lưu trữ trên con chip Firmware của mainboard. Về nguyên lý, chương trình này được tích hợp sẵn, khởi động cùng Windows. Bên cạnh đó, BIOS cũng quản lý các luồng dữ liệu của hệ thống với các thiết bị đi kèm máy như chuột, bàn phím, tai nghe, ổ cứng ngoài,… Thông qua BIOS, bạn có thể khắc phục những lỗi trên hệ thống hoặc phần cứng. 

Mỗi phiên bản Windows sẽ có cách vào BIOS khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn trên những phiên bản phổ biến hiện nay là từ Windows 7 đến Windows 11.

Cách vào BIOS cho Win 7 và Win 8

Cách vào BIOS
BIOS Win 7 phổ biến

Hiện nay vẫn có không ít người dùng sử dụng Windows 7 hoặc Windows 8 vì giao diện đơn giản và tính quen thuộc. Đặc biệt các dòng PC gia đình dùng các phiên bản này còn khá nhiều. Nếu bạn là một trong số người dùng đó, sau đây là cách truy cập BIOS cho Windows 7 và 8:

Bước 1: Khởi động máy như bình thường, sau đó khi thấy màn hình xuất hiện chữ đầu tiên, nhấn ngay phím Print Screen để tạm dừng quá trình khởi động.

Bước 2: Chọn mục menu BOOT và phím Recovery

Bước 3: Ấn tổ hợp Ctrl + Alt + Delete để khởi động lại máy. Sau đó tùy từng model máy, bạn sẽ nhấn các phím tắt tương ứng để vào BIOS

Bước 4: Sau khi chỉnh sửa trong BIOS, nhấn F10 để lưu lại và Restart máy.

Cách vào BIOS cho Win 10

Cách vào BIOS
BIOS Dell dùng Win 10

Lượng laptop và PC sử dụng Windows 10 đang chiếm số đông trên thị trường hiện nay. Cách vào BIOS trên Windows 10 sẽ quen thuộc hơn cả. Sau đây là các bước của quá trình này:

Bước 1: Dừng và lưu trữ hết lại các hoạt động trên máy tính

Bước 2: Truy cập mục Settings từ Windows hoặc tổ hợp Windows + I

Bước 3: Truy cập mục Update & Security

Bước 4: Chọn tiểu mục Recovery ở cột bên trái cửa sổ Update & Security

Bước 5: Nhấn vào Restart now tại mục Advanced startup và chờ máy tính khởi động lại

Bước 6: Sau khi khởi động, màn hình hiện Choose an option với 3 mục, hãy chọn Troubleshoot

Bước 7: Chọn Advanced options để truy cập vào mục Advanced Startup Options

Bước 8: Chọn UEFI Firmware Settings và nhấn Restart trên màn hình thông báo

Bước 9: Sau khi máy khởi động lại, bạn sẽ được đưa vào BIOS để thiết lập các cài đặt

Cách vào BIOS cho Win 11

Cách vào BIOS
BIOS Asus dùng Win 11

Các dòng máy thế hệ mới trong 2 năm trở lại đây đã trang bị Windows 11. Do vậy nếu bạn mới mua PC hoặc laptop, cách vào BIOS cho Win 11 sẽ dành cho bạn. Có 1 điểm đáng chú ý là bạn sẽ cần thật nhanh nhấn các phím tắt để vào BIOS. Các bước cho quá trình này bao gồm:

Bước 1: Khởi động máy tính. Ngay khi màn hình vừa sáng hãy nhấn phím ESC để truy cập menu BOOT.

Bước 2: Màn hình menu BOOT liệt kê các mục và các phím tắt tương ứng để truy cập. Với BIOS là phím F10, bạn hãy nhấn phím này.

Bước 3: Khi truy cập vào BIOS, bạn có thể tùy ý chỉnh sửa các thông số cần thiết cho máy.

Hướng dẫn cách vào BIOS theo dòng mainboard

Cách vào BIOS
BIOS MSI

Các phím tắt quen thuộc để vào BIOS gồm ESC, F1, F2, F10, F12, DEL. Tuy nhiên không phải dòng mainboard nào cũng có thể sử dụng tất cả các phím trên. Cụ thể dòng mainboard nào sẽ sử dụng phím gì để truy cập BIOS? Hãy theo dõi bảng sau:

Dòng mainboard Phím tắt BIOS
Abit DEL
Acer F2 hoặc DEL hoặc F1 và Ctrl + Alt + Esc (dòng cũ)
ACube Systems F2 hoặc DEL
AMAX F2 hoặc DEL
AOpen F2 hoặc DEL
ASRock F2
Asus DEL, Print hoặc F10
Biostar DEL
BFG DEL
Chassis Plans F2 hoặc DEL
Freescale DEL
DFI DEL
ECS Elitegroup F1 hoặc DEL
EPoX F2 hoặc DEL
EVGA DEL
First International Computer F2 hoặc DEL
Fujitsu F12
Foxconn DEL
Gigabyte DEL
Gumstix F2 hoặc DEL
Intel F2
JetWay DEL
Lanner Inc F2 hoặc DEL
Leadtek F2 hoặc DEL
Liteon F2 hoặc DEL
Mach Speed DEL
MSI  DEL
NZXT F2 hoặc DEL
PCChips F1 hoặc DEL
PNY F2 hoặc DEL
Powercolor F2 hoặc DEL
Sapphire DEL
Shuttle DEL hoặc Ctrl + Alt + ESC
Simmtronics F2 hoặc DEL
Soyo DEL
Supermicro DEL
TYAN F4 hoặc DEL
VIA F2 hoặc DEL
Vigor Gaming F2 hoặc DEL
XFX DEL
ZOTAC DEL

Hướng dẫn cách vào BIOS theo dòng laptop

Cách vào BIOS
BIOS Lenovo Thinkpad

Đối với các dòng laptop khác nhau sẽ có những cách vào BIOS khác nhau dựa trên loại nút và các bước truy cập. Cụ thể như sau:

Dòng laptop Phím tắt BIOS Công dụng
Laptop HP Bấm ESC  Vào BIOS
Bấm giữ F2, F10 hoặc F6 Vào BIOS ngay sau khi khởi động máy
Bấm giữ F11 Vào Recovery ngay sau khi khởi động lại máy
Bấm giữ F9 Vào BOOT ngay sau khi khởi động lại máy
Laptop Dell Bấm giữ F2 Vào BIOS
Bấm giữ F8 rồi vào Repair your Computer Vào Recovery
Bấm giữ F12 Vào BOOT
Laptop Asus Bấm giữ ESC Vào BIOS ngay sau khi khởi động lại máy
Bấm giữ F2 Vào BOOT ngay sau khi khởi động lại máy
Laptop Acer Bấm giữ F12 Vào BOOT ngay sau khi khởi động máy
Bấm giữ F2 hoặc DEL Vào BIOS ngay sau khi khởi động lại máy
Laptop Lenovo Thinkpad Bấm F1 hoặc F2 Vào BIOS ngay sau khi khởi động lại máy
Bấm ThinkVantage Vào Recovery ngay sau khi khởi động lại máy
Bấm F12 Vào BOOT ngay sau khi khởi động máy
Laptop Dell Alienware Bấm giữ F2 Vào BIOS
Laptop Razer Bấm giữ F1 hoặc DEL Vào BIOS

Trên đây là hướng dẫn cách vào BIOS chi tiết cho các phiên bản Windows, dòng mainboard cùng như dòng laptop phổ biến hiện nay. Hãy nhanh chóng lưu lại kiến thức hữu ích này từ Cuumaytinh để truy cập BIOS khi cần bạn nhé! 

Nếu dòng laptop hay PC của bạn chưa xuất hiện trong danh sách trên, hãy để lại bình luận phía dưới để được chúng tôi giải đáp chi tiết. Và đừng quên theo dõi Cuumaytinh.com để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích cho máy tính và điện thoại bạn nhé!