Ổ cứng SSD đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu suất và tăng tốc độ làm việc của máy tính. Vậy bạn có biết hiện nay những ổ cứng SSD nào được xếp hạng là nhanh nhất thế giới không? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi khám phá danh sách các ổ cứng SSD nhanh nhất thế giới trong bài viết dưới đây.

Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD là viết tắt của cụm từ Solid State Drive, là một loại thiết bị lưu trữ không có bộ phận cơ học chuyển động, được sử dụng để lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong máy tính và các thiết bị điện tử khác. 

ổ cứng SSD là gì

Thay vì sử dụng đĩa quay và đầu đọc ghi như các ổ cứng cơ truyền thống (HDD), ổ cứng SSD được sử dụng công nghệ bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu. Điều này giúp cải thiện tốc độ, độ bền và hiệu suất làm việc của hệ thống máy tính.

Cấu trúc của ổ cứng SSD bao gồm một số chip bộ nhớ flash (thường là NAND flash) và một bộ điều khiển (controller) để quản lý và điều khiển hoạt động của các chip này. Dữ liệu được lưu trữ trong các chip flash dưới dạng các bit điện tử và có thể được truy xuất một cách nhanh chóng thông qua việc đọc và ghi các bit này.

Vai trò của ổ cứng SSD trong máy tính

ổ cứng SSD là gì

Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của ổ cứng SSD trong máy tính:

  • Tăng tốc độ và hiệu suất: Ổ cứng SSD cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ cứng cơ học (HDD). Điều này giúp máy tính khởi động nhanh hơn, ứng dụng mở nhanh hơn và các tác vụ được thực hiện nhanh chóng hơn.
  • Cải thiện thời gian phản hồi: Loại ổ cứng SSD sẽ giúp việc phản hồi của máy tính nhanh hơn khi nhận được tín hiệu yêu cầu từ người dùng. Điều này làm cho việc sử dụng máy tính trở nên mượt mà và thoải mái hơn.
  • Tiết kiệm pin cho máy tính: So với ổ cứng cơ học HHD thì ổ cứng SSD tiêu thụ năng lượng ít hơn, Giúp tiết kiệm năng lượng và gia tăng thời lượng pin của laptop, giảm chi phí điện.
  • Độ bền cao: Ổ cứng SSD không có bộ phận cơ học, bởi vậy loại ổ cứng này ít dễ bị hỏng và chịu được va đập tốt hơn. Điều này làm cho người dùng an toàn hơn khi sử dụng máy tính trong việc bảo vệ dữ liệu quan trọng.
  • Không tạo tiếng ồn: SSD hoạt động im lặng, không tạo tiếng ồn do việc quay đĩa như HDD. Điều này làm cho máy tính yên tĩnh hơn và phù hợp cho việc làm việc trong môi trường yên tĩnh hoặc yêu cầu độ im lặng.
  • Kích thước nhỏ gọn: SSD thường nhẹ và có kích thước nhỏ hơn so với ổ cứng cơ truyền thống, giúp tiết kiệm không gian bên trong máy tính, đặc biệt đối với các máy tính mỏng và nhẹ.

Danh sách 10 ổ cứng SSD nhanh nhất thế giới năm 2023

Dưới đây là danh sách 10 ổ cứng SSD nhanh nhất thế giới trong năm 2023 được tổng hợp bởi Cứu dữ liệu Bách Khoa, hãy cùng chúng tôi khám phá. 

Samsung 990 Pro

Thông số kỹ thuật:

  • Dung lượng: 1TB, 2TB, 4TB (áp dụng năm 2023)
  • Phiên bản: M.2 2280
  • Giao diện truyền tải: PCIe 4.0 x4 / NVMe
  • Tốc độ đọc/ghi: Lên tới 7.450 MBps/ 6.900 MBps
  • Độ bền: 5 năm / lên tới 2400 TBW

Samsung 990 Pro 4TB

Ưu điểm: 

  • Là SSD Gen 4 nhanh nhất cho đến nay 
  • Có phần mềm và hỗ trợ của Samsung
  • Tùy chọn tản nhiệt RGB

Nhược điểm:

  • Được bán với mức giá cao

Samsung 980 Pro

Thông số kỹ thuật của ổ cứng Samsung 980 Pro:

  • Dung lượng: 1TB, 2TB, 4TB (2023)
  • Phiên bản: M.2 2280
  • Giao diện: PCIe 4.0 x4 / NVMe
  • Tốc độ đọc/ghi: 7.450 MBps / 6.900 MBps
  • Độ bền: 5 năm / Lên tới 2400 TBW

Samsung 980 Pro

Ưu điểm:

  • Là ổ cứng nhanh nhất thế giới hiện nay
  • Bộ tản nhiệt với RGB
  • Ổn định, hiệu quả và chạy mát 
  • Hệ thống phần mền và hỗ trợ của Samsung

Nhược điểm:

  • MSRP quá cao

WD Black SN850X

Thông số kỹ thuật:

  • Dung lượng: 1TB, 2TB, 4TB
  • Phiên bản: M.2 2280
  • Giao diện: PCIe 4.0 x4 / NVMe
  • Tốc độ đọc/ghi: Lên tới 7.300 MBp/s / 6.600 MBp/s
  • Độ bền: 5 năm / Lên tới 2400 TBW

WD Black SN850X

Ưu điểm: 

  • Hiệu suất nhanh 
  • Bộ đệm SLC lớn, nhất quán
  • Hộp công cụ phần mềm và bảo hành mạnh mẽ
  • Tản nhiệt tùy chọn và RGB

Nhược điểm:

  • Giá hơi cao 
  • Tính năng Game mode 2.0 chưa được hoàn thiện

Cardea Z540

Thông số kỹ thuật:

  • Dung lượng: 1TB, 2TB, 4TB
  • Phiên bản: M.2 2280
  • Giao diện: PCle 5.0 x4 / NVMe 2.0
  • Tốc độ đọc/ghi: Lên tới 12.400 / 11.800 MB/s
  • Độ bền: 5 năm/Lên tới 1.400 TBW

Cardea Z540

Ưu điểm: 

  • DirectStorage được tối ưu hóa
  • Hiệu suất bền vững nhất quán

Nhược điểm:

  • Không có tản nhiệt
  • Giá cao 

Crucial T700

Thông số kỹ thuật của ổ cứng Crucial T700:

  • Dung lượng: 1TB, 2TB, 4TB
  • Phiên bản: M.2 2280 hai mặt
  • Giao diện: PCIe 5.0 x4
  • Tốc độ đọc/ghi: 12.400 MB/s / 11.800 MB/s (chỉ dành cho kiểu máy 2TB & 4TB)
  • Độ bền: 5 năm / Lên tới 2.400 TBW

Crucial T700

Ưu điểm: 

  • Hiệu suất toàn diện cao, nhanh nhất cho đến nay
  • Tản nhiệt thụ động hiệu quả tùy chọn DIY
  • Phần mền cơ sở được tối ưu hóa cho việc lưu trực tiếp
  • Độ bền cao

Nhược điểm:

  • Giá cao hơn nhiều so với SSD PCle 4.0
  • Bộ tản nhiệt chỉ ở mức “ổn”

Crucial P3

Thông số kỹ thuật:

  • Dung lượng: 500GB, 1TB, 2TB, 4TB 
  • Phiên bản: M.2 2280
  • Giao diện truyền tải: PCIe 3.0 x4
  • Tốc độ đọc/ghi: Lên tới 3.500 MBps/ 3.000 MBps
  • Độ bền: 5 năm / lên tới 800 TBW

Crucial P3

Ưu điểm: 

  • Giá tương đối rẻ trên mỗi GB 
  • Có phần mềm và hỗ trợ của Samsung
  • Bộ tản nhiệt hiệu quả 
  • Công suất cao

Nhược điểm:

  • Không có DRAM
  • Giao diện truyền tải chỉ đạt PCle 3.0
  • Độ bền thấp

Addlink A93

Thông số kỹ thuật:

  • Dung lượng: 1TB, 2TB, 4TB 
  • Phiên bản: M.2 2280
  • Giao diện truyền tải: PCIe 4.0 x4/ NVMe 2.0
  • Tốc độ đọc/ghi: 7.400/ 6.500 MB/s
  • Độ bền: 5 năm / lên tới 3000 TBW

Addlink A93

Ưu điểm: 

  • Hiệu suất dồi dào
  • Tiết kiệm điện
  • Lên đến 4TB và một mặt, có TLC phù hợp cho máy tính xác tay
  • Tản nhiệt tương thích với PS5

Nhược điểm:

  • Không có DRAM 

Sabrent Rocket 2230

Thông số kỹ thuật:

  • Dung lượng: 256GB, 512GB, 1TB 
  • Phiên bản: M.2 2230 Một mặt
  • Giao diện truyền tải: PCIe 4.0 x4 / NVMe 
  • Tốc độ đọc/Ghi tuần tự: Lên tới 5.500 MBps / 4.300 MBps
  • Bảo hành: 2 năm (5 năm khi đăng ký)

Sabrent Rocket 2230

Ưu điểm: 

  • SSD PCIe M.2 2230 bán lẻ
  • Hiệu suất toàn diện tốt và bền vững
  • Rất hiệu quả
  • Thương hiệu nổi tiếng với sự hỗ trợ và bảo hành đã đăng ký

Nhược điểm:

  • Giá bán cao
  • Chưa có tùy chọn 2TB
  • Độ bền chưa được đầy đủ như lúc đăng ký

Crucial P5 Plus

Thông số kỹ thuật:

  • Dung lượng: 500GB,1TB và 2TB
  • Phiên bản: M.2 2230 Một mặt
  • Giao diện truyền tải: PCIe 4.0 x4 / NVMe 1.4
  • Tốc độ đọc/Ghi tuần tự: Lên tới 6.600 MBps / 5.000 MBps
  • Bảo hành: 5 năm / Lên tới 1.200 TBW

Crucial P5 Plus

Ưu điểm: 

  • Giá cả phù hợp
  • Được mã hóa AES 256-bit dựa trên phần cứng

Nhược điểm:

  • Mức tiêu thụ pin cao
  • Tốc độ truyền tải ở mức độ trung bình 

SK hynix Gold P31

Thông tin về thông số kỹ thuật của SSD SK hynix Gold P31:

  • Dung lượng: 500GB,1TB, 2TB
  • Phiên bản: M.2 2280 một mặt
  • Giao diện: PCIe 3.0 x4 / NVMe 1.3
  • Tốc độ đọc/ghi: 3.500 MBps / 3.200 MBps
  • Độ bền: 5 năm / Lên tới 1.200 TBW

SK hynix Gold P31

Ưu điểm: 

  • Hiệu suất ghi rất mạnh
  • Có mức giá thấp
  • Độ bền cao
  • Được mã hóa AES 256-bit
  • Thời lượng pin chắc chắn

Nhược điểm:

  • Model 2TB chậm hơn một chút so với model 1TB
  • PCB màu đen chỉ dành cho dung lượng 2TB
  • Mã hóa không tuân thủ OPAL

Như vậy, Cứu dữ liệu Bách Khoa vừa giới thiệu đến bạn đọc tổng hợp các ổ cứng SSD nhanh nhất thế giới. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.